-
Giỏ hàng của bạn trống!
Tác Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Đối Với Người Bị Bệnh Phổi Như Thế Nào
19/11/2021
Đã từ rất lâu đông trùng hạ thảo đã được biết đến là một loại dược liệu có công dụng hữu ích trong việc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời đông trùng hạ thảo còn được biết đến như một “món quà quý” mà thiên nhiên ban tặng cho những người có tổn thương về phổi. Vậy cụ thể tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bị bệnh phổi ra sao? Theo dõi bài viết để cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Làm sao để có thể khỏe mạnh với một lá phổi xanh
Hiện nay, giữa thời đại công nghiệp ngày càng phát triển, môi trường và không khí ngày càng ô nhiễm là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tổn thương về phổi. Ngoài ra hút thuốc lá cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi.
Những triệu chứng bệnh phổi bao gồm: ho kéo dài, sốt về chiều và đêm, ho ra máu, ăn không ngon, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh,... Đây chính là những dấu hiệu của một số bệnh phổi thường gặp như: viêm phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, …
Trong trường hợp khi đã bị nhiễm các bệnh về phổi bạn nên điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ để cơ thể nhanh hồi phục. Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và đặc biệt nên từ bỏ thói quen hút thuốc là.
Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cũng là một trong những biện pháp giúp tăng cường chức năng cho phổi, hỗ trợ phổ trong quá trình hô hấp. Trong đó, đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu được các chuyên gia khuyên dùng trong việc chăm sóc và bảo vệ lá phổi xanh khỏe mạnh.
Những tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bị bệnh phổi
Trong Đông y cũng như trong Y học hiện đại, đông trùng hạ thảo được biết đến là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Đặc biệt là bệnh phổi. Chứa nhiều thành phần dược chất quý cùng với 17 loại acid amin, các vitamin và khoáng chất, đông trùng đem đến các tác dụng cho người bệnh phổi như:
- Thành phần axit trong đông trùng hạ thảo rất phong phú, có tác dụng ích phế, bổ thận, cầm huyết trừ đờm. Tăng cường đáng kể hoạt động điều tiết cơ trơn phế quản, tăng khả năng hô hấp giúp giảm nhẹ các cơn hen, tăng khả năng thông khí của phổi.
- Hoạt chất cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng mạnh mẽ giúp ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi.
- Đông trùng hạ thảo cung cấp các dưỡng chất cho phổi khỏe mạnh, khôi phục và cải thiện các chức năng của phổi do bị lão hóa, vi khuẩn tấn công hoặc thiếu dưỡng chất.
- Hỗ trợ điều trị, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như: khó thở, bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bệnh tim phổi đồng thời kéo dài thời gian tái sinh bệnh.
- Giúp làm dịu thành cuống phổi, giãn động mạch tránh xảy ra tình trạng cuống phổi bị thu hẹp dẫn đến đau thắt ngực.
- Thúc đẩy quá trình sản sinh adrenalin - một loại hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận và hormone noradrenalin có tác dụng kích thích, điều chỉnh để làm tăng lượng oxy cung cấp cho não và các cơ. Làm giãn nở đồng tử và ức chế các chức năng không cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như: trong cấp cứu sốc phản vệ, huyết áp giảm đột ngột, đường thở tắc hẹp và chặn đường thở bình thường.
Cách chế biến và liều lượng dùng đông trùng hạ thảo cho người bệnh phổi
Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống mắc bệnh về phổi, ho hen trong trường hợp nhẹ thì dùng Đông trùng hạ thảo 0,5gr/ngày. Mỗi ngày 1 lần; Trường hợp nặng dùng 0,5gr/ngày, mỗi ngày 3 lần.
Đối với người trên 12 tuổi mắc bệnh về phổi trong trường hợp nhẹ dùng đông trùng hạ thảo 1gr/ngày. Mỗi ngày 1 lần; Trong trường hợp nặng như viêm phế quản mãn tính dùng 2 liệu trình mỗi liệu trình kéo dài 20 ngày. Mỗi ngày dùng 3 lần.
Cách chế biến đông trùng hạ thảo cho người bệnh phổi
Các bạn có thể chế biến đông trùng hạ thảo theo 2 cách sau dành cho người bệnh phổi.
- Canh đông trùng hạ thảo hầm bạch cẩm
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5g đông trùng hạ thảo, 20g bạch chỉ, 20g hoài sơn và đường phèn.
Bước 2: Nghiền nát đông trùng hạ thảo, bạch chỉ, hoài sơn với nhau. Trộn đều sau đó cho vào nồi cùng một ít đường phèn và lượng nước vừa đủ.
Bước 3: Đun với lửa nhỏ khoảng 10 phút để thành canh cá thì cho ra.
Lưu ý: Đối với những trường hợp bị âm hư, hen suyễn, ho lao, khó thở, hư tinh nên sử dụng 2 lần/ ngày.
- Đông trùng hạ thảo hầm ba ba
Bước 1: Ba ba bỏ đầu, sắt thành 4 miếng nhỏ cho vào nồi. Luộc sôi nước, nên cắt rời 4 chân ra và bóc bỏ lớp mỡ dưới chân.
Bước 2: Ba ba rửa sạch. Cho đông trùng hạ thảo và ba ba vào chung một bát cùng nguyên liệu khác như: gừng, táo, hành, tỏi và gia vị. Sau đó cho vào hấp cách thủy khoảng 2 giờ.
Lưu ý: Chỉ nên ăn trong ngày.
Lời kết
Qua bài viết, các bạn có thể thấy có rất nhiều tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bệnh phổi. Bên cạnh việc rèn luyện, đảm bảo các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh phổi bằng các phác đồ thông thường thì việc sử dụng kết hợp đông trùng hạ thảo là một trong những biện pháp hiệu quả giúp tăng cường chức năng cho phổi. Từ đó giúp đẩy nhanh các quá trình tăng cường chức năng phổi giúp các tế bào phổi bị tổn thương nhanh lành.